Những biểu hiện dị ứng phấn hoa và điều đầu tiên cần làm để phòng chống là gì?
CỘNG ĐỒNG, ĐỜI SỐNG VÀ PHÁP LUẬT, Tin Séc,
author17/05/2022 12:55

Mùa dị ứng phấn hoa hàng năm tại Séc thường bắt đầu từ rất sớm. Nó có thể bắt đầu từ tháng một nếu năm đó thời tiêt ấm áp và sẽ kết thúc vào tháng 8 hoặc có thể kéo dài đến tháng 10. Tùy vào mỗi người dị ứng với loại hoa cỏ nào mà biểu hiện dị ứng sẽ xuất hiện sớm hay muộn. Vậy những biểu hiện đó như thế nào và có cách gì phòng chống không?

Cụm từ dị ứng phấn hoa chúng ta thường dùng gọi các biểu hiện của cơ thể khi nó phản ứng mãnh liệt với các hạt phấn hoa của các loại cây cỏ.

Các triệu chứng chính khi cơ thể phản ứng với hạt phấn hoa là:

– chảy nước mũi,

– ngứa và hắt xì liên tục, đau đầu, mệt mỏi

– sưng niêm mạc mũi và nghẹt mũi,

– bị đỏ và chảy nước mắt,

– khó thở

Nhóm trẻ em dưới 5 tuổi và người lớn tuổi ít bị dị ứng phấn hoa nhất, ngược lại bị dị ứng nặng nhất là các thanh thiếu niên và người bắt đầu trưởng thành. Số lượng phấn hoa phân tán trong không khí cũng sẽ nhiều hơn ở các thành phố so với các làng quê.

 

Tại sao chúng ta lại bị dị ứng phấn hoa?

– lý do đầu tiên là di truyền – chúng ta ko bị di truyền lại loại dị ứng gì mà là di truyền lại khả năng sẽ bị dị ứng

– thay đổi môi trường sống hoặc phong cách sống, thực phẩm

– hút thuốc lá

– chúng ta quá sạch sẽ – điều này làm thiếu đi gắng nặng cho hệ miễn dịch, nó không có việc gì để làm và khi ở môi trường bình thường nó cũng có thể phản ứng mạnh mẽ gây ra các triệu chứng dị ứng.

Ngoài ra hầu như những ai bị dị ứng phấn hoa cũng sẽ bị dị ứng thêm một số loại thực phẩm nữa, được gọi là dị ứng chéo.

Theo thống kê thì:

– 40% – là số người bị dị ứng phấn hoa tại Châu Âu

– 5 – là số lượng hạt phấn hoa trên 1 mét khối đủ để gây ra các triệu chứng dị ứng

– 50% – số lượng người dị ứng với hoa của các loại cỏ tại Châu Âu

– 3X – số lần tăng của dị ứng với hoa bạch dương trong vòng 20 năm qua

– 15% – số lượng người nghĩ mình bị dị ứng phấn hoa và được chuẩn đoán bởi bác sĩ dị ứng

Nếu bạn nghi mình bị dị ứng phấn hoa thì phải làm thế nào?

Các biểu hiện của dị ứng phấn hoa của những người chưa được chuẩn đoán rất dễ nhầm lẫn với các triệu chứng cảm cúm (ví dụ đau đầu, hơi sốt, chảy nước mũi, ho hoặc đau khớp…). Tuy nhiên so với cảm cúm thì các triệu chứng kéo dài hơn và bị lập lại hàng năm cùng với việc thuy giảm triệu chứng theo thời tiết. Để biết chắc chắn thì bạn hãy đi gặp bác sĩ.

1. trước tiên bạn đến gặp bác sĩ đa khoa khu vực của bạn để xin giấy giới thiệu (zadanka) đi khám bác sĩ chuyên khoa dị ứng

2. bạn đặt lịch xin khám dị ứng tại các phòng khám chuyên khoa, thông thường thì các bác sĩ sẽ khám lúc các loại phấn hoa đã thuyên giảm – tức mùa thu và mùa đông. Bạn nên đặt lịch khám sớm vì thời gian chờ đợi có lịch rất lâu, bạn có thể phải đợi ít nhất 3 tháng mới có lịch khám

3. Khi khám dị ứng, bác sĩ sẽ quan tâm đến tiền sử bệnh và chuẩn đoán lâm sàng – các biểu hiện dị ứng, môi trường sống của bạn, các thành viên trong gia đình có ai bị dị ứng không – tiếp theo bác sĩ sẽ chuẩn đoán dựa theo các xét nghiệm như là phản ứng của cơ thể với các chất gây dị ứng (bác sĩ sẽ nhỏ các giọt nước có các chất gây dị ứng lên cổ tay bạn, sau đó sẽ theo dõi xem cơ thể bạn phản ứng với chúng như thế nào), xét nghiệm hơi thở và xét nghiệm máu.

Sau khi có kết luận, bác sĩ sẽ lên phương đồ trị bệnh cho bạn – bình thường sẽ là kê các loại thuốc uống hoặc liệu pháp miễn dịch cụ thể (bác sĩ sẽ tiêm một lượng nhỏ chất gây dị ứng vào cơ thể bạn để kích thích hệ miễn dịch tự thích ứng dần với chúng và không phản ứng mạnh nữa).

Cùng với đó, bạn nên cố gắng ít tiếp xúc với các nguồn gây di ứng như là:

– bạn hãy rửa mặt và gội đầu thường xuyên hơn

– hãy đeo kính râm khi ra ngoài

– thay quần áo ngoài trước khi vào nhà

– dùng máy lọc không khí (Čistička vzduchu) và máy phun sương tạo độ ẩm (Zvlhčovač vzduchu)

– hãy tránh các nguyên tố có thể làm triệu chứng dị ứng nặng thêm ( ví dụ khói thuốc, bụi, các chất tẩy rửa…)
– uống vitamin A, D3, K2, kẽm – giúp tăng cường hệ miễn dịch
– dùng thuốc xịt mũi và nhỏ mắt để làm dịu các triệu chứng dị ứng (ví dụ alergodil, livostin, otrivin..)

Một mẹo nhỏ để biết bạn có bị dị ứng phấn hoa không là bạn thử uống 1 viên thuốc dị ứng mua tại các hiệu thuốc (ví dụ, xyzal, zyrtec, claritine….). Nếu uống xong mà bạn thấy thuyên giảm triệu chứng thì chúc mừng bạn gia nhập hội những người bị dị ứng phấn hoa.

(nguồn: https://zdravi.euro.cz/leky/alergie-na-pyl-projevy-priznaky-lecba/ , https://www.brainmarket.cz/nase-novinky/alergie-na-pyl/, https://www.pylovasluzba.cz/tipy-proti-pylu

https://www.pylovasluzba.cz/pylova-alergie-v-cislech)

 

Chia sẻ:
Có thể bạn cũng thích
Tin nổi bật
® 2020-2024 TAMDA MEDIA z.s. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.
Ghi rõ nguồn TAMDAMEDIA.eu khi phát hành lại thông tin từ website này
pencil