Từ vụ việc tại Itaewon, chuyên gia chỉ ra 7 cách sinh tồn trong thảm họa đám đông
Mẹo vặt cuộc sống, Tin thế giới
author31/10/2022 15:57
Thảm kịch đám đông ở Itaewon, thủ đô Seoul, Hàn Quốc vừa qua đã một lần nữa dấy lên hồi chuông cảnh tỉnh về những nguy hiểm tương tự.

Đêm ngày 29/10, cả thế giới bàng hoàng trước tin bữa tiệc Halloween tại quận Itaewon – khu phố ăn chơi nổi tiếng tại Seoul, Hàn Quốc trở thành một trong những thảm họa đám đông tồi tệ nhất trong lịch sử hiện đại.

Tính đến sáng 31/10, theo tờ Korea Times ghi nhận, đã có 154 ca tử vong, trong số đó đa phần là phụ nữ trẻ ở độ tuổi cuối thiếu niên và 20. Ngoài người Hàn Quốc, 26 người nước ngoài cũng ra đi thương tâm trong vụ việc.

Sự việc được cho là xảy ra trong một con dốc nhỏ, hẹp gần khách sạn Hamilton ở khu Itaewon, Hàn Quốc vào tối 29/10, khi hơn 100.000 người đổ về đây dự lễ hội Halloween và nghe tin có người nổi tiếng xuất hiện trong khu vực.

Từ vụ việc tại Itaewon, chuyên gia chỉ ra 7 cách sinh tồn trong thảm họa đám đông - Ảnh 1.
Đám đông tại Itaewon hôm 29/10.

Trong khi cảnh sát và giới chức Hàn Quốc tiếp tục điều tra thêm về nguyên nhân vụ việc cũng như tiến hành các phương án hỗ trợ, trấn an các nạn nhân và gia đình bị ảnh hưởng bởi vụ việc, sự kiện này một lần nữa dấy lên hồi chuông cảnh tỉnh về sự nguy hiểm của đám đông mất kiểm soát.

Đám đông sụp đổ và đè nát là một điều kinh khủng đến mức khó hình dung được nhưng thật không may, chúng xảy ra quá thường xuyên và trên khắp thế giới. Wikipedia có hẳn một trang dành riêng cho chủ đề này và có hàng trăm vụ trong số đó được liệt kê, bắt đầu từ trước thế kỷ 18 và gần đây nhất, vài tuần trước ở Indonesia trong một trận đấu bóng đá khiến 135 người thiệt mạng.

Tại Mỹ ngay năm ngoái, cũng đã có một vụ đám đông sụp đổ và đè nát nguy hiểm tại lễ hội âm nhạc Astroworld ở Houston, Texas. Với việc các biện pháp giãn cách và chống dịch được gỡ bỏ trên toàn thế giới, những đám đông sẽ trở lại và nguy cơ xảy ra những vụ việc tương tự tiếp tục tăng sau đại dịch.

Một câu hỏi quan trọng vào lúc này là làm thế nào để tránh khỏi những sự việc đáng tiếc tương tự? Làm sao để sinh tồn nếu bạn và người thân lỡ rơi vào hoàn cảnh đó?

Mehdi Moussaïd, một nhà khoa học chuyên nghiên cứu về hành vi đám đông tại Berlin, chia sẻ với trang tin NPR: ” Phần lớn thời gian thì chúng tôi sẽ đưa ra lời khuyên cho những nhà tổ chức (sự kiện). Nhưng trên thực tế lại không thường xuyên đưa ra lời khuyên cho những người bên trong đám đông “.

Từ vụ việc tại Itaewon, chuyên gia chỉ ra 7 cách sinh tồn trong thảm họa đám đông - Ảnh 2.

Tuy nhiên, nhà khoa học hiện đang làm việc cho Viện Phát triển Con người Max Planck vẫn cố gắng rút ra một vài “bí kíp sống còn” có thể áp dụng cho tất cả chúng ta trong những tình huống nguy hiểm của đám đông.

Một điểm cần lưu ý là mặc dù Moussaïd biết các đám đông có thể trở nên nguy hiểm đến mức nào, ông không thực sự sợ chúng nữa. Ông cho biết: ” Tôi đã từng sợ đám đông trước khi trở thành một nhà khoa học trong lĩnh vực này. Nhưng tôi nghĩ phần lớn là do tôi không biết cách đám đông hoạt động và cơ chế hành vi là gì. Bây giờ tôi biết nó hoạt động như thế nào, tôi cảm thấy thoải mái. Vì vậy, tôi không còn sợ nữa”.

Dưới đây là những điều quan trọng nhất trong “bí kíp sinh tồn” mà ông chia sẻ

1. Luôn cảnh giác các dấu hiệu nguy hiểm và rời đi ngay khi cảm thấy khó chịu

Nhà khoa học nhận định rằng một khi bạn đã ở sẵn bên trong một đám đông và dần cảm thấy áp lực, đó là khi tình huống nguy hiểm đã trở nên quá muộn để hành động.

“Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, “Điều tốt nhất bạn có thể làm là cố gắng không đặt mình vào tình huống nguy cấp này. Vấn đề là, hầu hết mọi người không nhận ra rằng nó nguy hiểm. Chúng ta không có văn hóa nhận thức về sự nguy hiểm của đám đông trong khi nó thực sự nguy hiểm.

Do đó, tốt nhất không nên chủ quan và bắt đầu rời đi ngay khi bạn thấy đám đông trở nên đặc kín dần.

Nếu bạn bắt đầu cảm thấy không thoải mái, nhưng vẫn còn thời gian và có thể tự do nhúc nhích hay đi lại – thì hãy lập tức rời đi. Moussaïd đặc biệt nhấn mạnh rằng mặc dù nhiều người có xu hướng chấp nhận sự khó chịu và chật chội vì niềm vui thích, thì tuyệt đối không nên như vậy.

Ngay khi cảm thấy khó chịu trong vận động, bạn đã gặp nguy hiểm lớn rồi. Trong mọi trường hợp, hãy ưu tiên sự an toàn của bản thân và tìm lối thoát.

2. Luôn đứng thật vững trên 2 chân và đừng để thứ gì cản đường dưới đất

Nhà khoa học cho biết việc đứng vững trên 2 chân là đặc biệt quan trọng vì một khi đã ngã xuống, bạn sẽ không thể đứng lên dưới sức ép và không gian chật chội của đám đông.

Quan trọng không kém, một khi bạn ngã, bạn lập tức trở thành “chướng ngại vật” khiến những người xung quanh ngã theo và dẫn đến phản ứng dây chuyền hay hiệu ứng domino khiến cả dòng người ngã theo – đây là một trong những điều kinh hoàng nhất, chính là hiện tượng “đám đông đè nát”.

“Chướng ngại vật” trong những đám đông dày đặc là đặc biệt nguy hiểm. Trường hợp tồi tệ nhất chắc chắn là cơ thể ai đó, nhưng ngay cả những thứ vô tri như ba lô cũng có thể trở thành “ngòi nổ” cho phản ứng dây chuyền khi khiến ai đó vấp vào.

3. Bảo vệ vùng không gian quanh ngực

Mặc dù các bộ phim thường miêu tả các nạn nhân tử vong do “giẫm đạp”. Trên thực tế, lý do phổ biến nhất cho việc bị tổn thương nặng hay thiệt mạng trong các thảm họa đám đông là do ngạt khí.

Một điều quan trọng là phổi cần không gian để giãn nở trong lồng ngực khi bạn hít thở. Trong một đám đông quá chật chội, bạn sẽ không thể thực hiện việc thở một cách dễ dàng.

Từ vụ việc tại Itaewon, chuyên gia chỉ ra 7 cách sinh tồn trong thảm họa đám đông - Ảnh 3.
Moussaïd khuyến cáo phải bảo vệ vùng ngực để chừa không gian thở trong những trường hợp mắc kẹt trong đám đông.

Moussaïd căn dặn, nếu bạn có thể duy trì đủ không gian để thở, bạn sẽ ổn. Đưa cánh tay ra ngay trước ngực và giữ chúng ở đó. Ở vị trí này, bạn sẽ có một khoảng trống, chỉ một chút, để đẩy thêm nửa cm hoặc chỉ 1 cm – đủ để bạn tiếp tục thở.

“Nó sẽ không được thoải mái. Bạn sẽ cảm thấy thực sự tồi tệ, nhưng ít nhất bạn sẽ sống sót”, ông nói.

4. Đừng xô đẩy, hãy thuận theo đám đông

Trong một đám đông, mọi tác động sẽ là phản ứng dây chuyền. Khi bạn đẩy người lân cận, họ sẽ đẩy người bên cạnh họ cho đến khi dòng người chạm chướng ngại vật. Sau đó, sự thúc đẩy được khuếch đại như một làn sóng và quay trở lại phía bạn.

Nếu bạn cảm thấy bị đẩy, đừng đẩy lại. Đừng khuếch đại làn sóng này. Chỉ cần thuận theo “dòng chảy”. Cảm giác sẽ rất khó chịu, nhưng đó là cách tốt nhất để cư xử trong tình huống này. Đừng tạo thêm áp lực trong hệ thống.

Trong những khoảnh khắc tồi tệ nhất, bạn có thể chịu nhiều đợt đẩy cùng một lúc. Đây là điều các nhà khoa học gọi là sự hỗn loạn của đám đông. Bạn không muốn ở nơi có hai con sóng giao nhau, bởi vì áp lực đến từ hai hướng ngược nhau, và điều đó thực sự nguy hiểm.

Sự hỗn loạn của đám đông chính là một thảm kịch.

5. Tránh tường và những vật cứng

Khi quan sát các ca chấn thương và tử vong trong đám đông, nhà khoa học nhận ra chúng thường diễn ra gần các vật thể cứng.

“Như vậy là hợp lý, vì nếu bạn thuận theo dòng chảy của các cơn sóng đẩy, bạn sẽ ổn. Nhưng nếu đứng cạnh tường, bạn sẽ không thể di chuyển và bị làn sóng nghiền ép vào tường”.

6. Học cách phát hiện mật độ đám đông

Theo ông, mật độ đám đông hay số người/m2 và biến số tối quan trọng và là thứ đầu tiên họ đo đạc khi nghiên cứu. Thông thường sẽ có một ngưỡng giới hạn cho con số này.

Từ vụ việc tại Itaewon, chuyên gia chỉ ra 7 cách sinh tồn trong thảm họa đám đông - Ảnh 4.
Quang cảnh dòng người đông đúc tại Itaewon tối thứ bảy, 29/10.

Dưới 5 người/m2 sẽ được coi là ổn, dù không dễ chịu.

Trên 6 người/m2, mọi thứ bắt đầu trở nên nguy hiểm.

8 người/m2: Phần lớn sẽ xảy ra chấn thương hoặc thậm chí là tệ hơn nhiều.

Tuy nhiên, việc hình dung mật độ này không phải đơn giản với tất cả mọi người. Moussaïd đưa ra một bí quyết nhận định là nếu bạn thấy cả 2 vai hay nhiều hướng xung quanh cơ thể bị người khác chạm vào, tức là mật độ đã ở mức 6 người/m2, nếu có thể di chuyển, hãy rời đi ngay lập tức, đó là dấu hiệu cảnh báo.

7. Hãy giúp đỡ người khác

Những hành vi trong đám đông đều có tính lây lan, dù là giúp đỡ và nhân ái với người khác, hay những hành vi tiêu cực như ích kỷ.

Ông khuyên rằng khi bạn bắt đầu giúp đỡ và thân thiện với những người xung quanh, họ cũng sẽ làm thế với người xung quanh họ và lan tỏa thái độ cũng như hành vi tích cực khiến tình hình bớt tồi tệ đi rất nhiều.

Sự khác biệt giữa đám đông sụp đổ/đè nát với vụ giẫm đạp

Mặc dù thuật ngữ “vụ giẫm đạp” là phổ biến cho các bi kịch liên quan đến đám đông mất kiểm soát, vẫn có sự khác biệt giữa giẫm đạp và sụp đổ/đè nát.

Sự việc vừa rồi tại Itaewon (Hàn Quốc) là một ví dụ của đám đông sụp đổ/đè nát khi mọi người không thể di chuyển và thiệt mạng hoặc chấn thương do ngạt khí, hoặc bị đè dưới áp lực quá lớn của cơ thể người khác. Trong những trường hợp này, nạn nhân thậm chí có thể qua đời trong trạng thái đang đứng. Thông thường, những vụ sụp đổ và đè nát thường diễn ra trong không gian hẹp khi đám đông không thể thoát ra.

Tuy nhiên, một vụ giẫm đạp mang nghĩa đám đông trở nên hỗn loạn và sợ hãi vì một lý do nào đó mà di chuyển tán loạn trong trạng thái vẫn còn không gian tự do, dẫn đến nhiều người bị ngã xuống và bị “giẫm” lên bởi đám đông người khác đang cố tháo chạy gây ra chấn thương nặng. Một ví dụ về những vụ giẫm đạp là tại sân vận động Kanjuruhan, Indonesia hồi đầu tháng 10.

Từ vụ việc tại Itaewon, chuyên gia chỉ ra 7 cách sinh tồn trong thảm họa đám đông - Ảnh 5.

Thảm họa ở sân vận động Kanjuruhan hôm 1/10 là một trong những bi kịch thể thao tồi tệ nhất lịch sử.

Các vụ giẫm đạp cũng diễn ra dưới cơ chế dây chuyền nhưng thường là bởi phản ứng hoảng loạn trước một nguy hiểm nào đó khiến đám đông di chuyển tán loạn.

(Nguồn: PhunuVietnam)

Chia sẻ:
Có thể bạn cũng thích
kh-cai-bo-xoi-reuters-1746762368120537568243.jpg
Tìm ra loài cây trồng có thể cứu cả thành phố sau thảm họa
Nghiên cứu mới cho thấy củ cải đường, cải bó xôi, lúa mì và củ cải đỏ là những loài cây thích hợp nhất để nuôi sống một thành phố sau thảm họa.
10-05-2025
tao-1-86747941166338383637706-44118290581520538715614.webp
Nghiên cứu Mỹ chỉ ra cách loại bỏ thuốc trừ sâu khỏi trái cây hiệu quả
Một nghiên cứu của Đại học Massachusetts (Mỹ) đã phát hiện ra cách làm hiệu quả để loại bỏ dư lượng thuốc trừ sâu khỏi các sản phẩm nông sản.
27-04-2025
b562a77fc646b44f6959ed15b121d975.jpg
Làm gì với trứng sau Lễ Phục Sinh và cách bảo quản đúng cách?
Thứ Hai Phục Sinh hằng năm thường đi kèm với việc dư thừa trứng luộc và nhiều người băn khoăn không biết nên xử lý số trứng này như thế nào.
26-04-2025
1-full-5573120.jpg
Chuyên gia an toàn thực phẩm Séc nhận định: Rửa thịt sống trước khi nấu ăn là 1 sai lầm
Bạn có rửa thịt sống trước khi nấu ăn không? Đó có lẽ là điều thường xuyên các gia đình hay làm trước khi nấu ăn. Tuy nhiên chuyên gia nhận định: Việc rửa thịt có thể làm vi khuẩn lan ra xung quanh.
28-03-2025
1.PNG
Chiêm ngưỡng không gian nội thất của nhà hàng Việt Nam trong thiết kế của kiến trúc sư người Séc
Trong một trong những công trình đầu tiên hoàn thành của dự án phát triển lớn ở Smíchov, kiến trúc sư Kryštof Blažek đã hoàn thiện nội thất của một nhà hàng Việt Nam. Đây là một chi nhánh khác của doanh nghiệp Banh Mi Makers, nổi tiếng với những chiếc bánh mì Việt Nam tự làm và các món đặc sản theo công thức gia đình.
19-03-2025
2.png
7 thói quen sai lầm hàng đầu khi ăn cơm khiến người Việt bị bệnh
Cơm là lương thực phổ biến trong bữa ăn hàng ngày của người Việt. Tuy nhiên, ăn cơm không đúng cách có thể gây hại cho sức khỏe mà nhiều người không hiểu rõ.
25-02-2025
5.png
Chuyên gia Havard chỉ 10 món ăn tốt nhất cho não
Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh với các nhóm thực phẩm này có thể giúp bảo vệ và cải thiện chức năng não bộ, giảm nguy cơ suy giảm trí nhớ và duy trì sự minh mẫn lâu dài.
07-02-2025
Ảnh màn hình 2025-02-02 lúc 08.03.35.png
Lễ hóa vàng đầu năm mới là gì?
Lễ hóa vàng đầu năm mới thường được thực hiện vào mùng 3, là một trong những nghi lễ quan trọng không thể bỏ qua trong dịp Tết Nguyên đán. Nhiều bạn trẻ chỉ hiểu nôm na lễ hóa vàng là "hết Tết" mà chưa biết ý nghĩa của nó.
02-02-2025
0-16384827.jpg
Tại sao 'đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi' mà không phải ngược lại?
Câu "đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi" phản ánh một phong tục có từ rất xưa của người Việt Nam, vì sao không phải là ngược lại?
02-02-2025
Ảnh màn hình 2025-01-29 lúc 08.10.53.png
10 'kiêng' trong ngày mùng 1 Tết
Ngày mùng 1 Tết là ngày đầu năm, tượng trưng cho sự khởi đầu mới, mang theo những ước mong về may mắn và thịnh vượng. Vì vậy, trong ngày này, người Việt thường có những kiêng kỵ nhất định để tránh gặp điều xui xẻo trong suốt năm.
29-01-2025
Tin nổi bật
Những tin tức đáng chú ý trong sáng ngày 11.5 tại CH Séc
8963960.jpg
Những tin tức tóm tắt trong sáng ngày 11 tháng 5 tại CH Séc.
6 giờ trước
Nam thanh niên tấn công 4 phụ nữ ở Olomouc bị khởi tố, đối mặt án tù 3 năm
Ảnh màn hình 2025-05-11 lúc 08.02.54.png
Một nam thanh niên 22 tuổi vừa bị cảnh sát Olomouc khởi tố với tội danh cố ý gây thương tích và gây rối trật tự công cộng. Trong khoảng thời gian vài tiếng đồng hồ vào nửa đầu tháng 4, người này đã liên tiếp tấn công bốn phụ nữ tại trung tâm thành phố Olomouc. Nếu bị kết tội, anh ta có thể phải lĩnh án lên đến 3 năm tù.
7 giờ trước
Lễ hội rượu quốc tế Rumfest 2025 sẽ quay trở lại Praha vào ngày 24/5
Rumfest-2025-prague.jpg
Lễ hội Rượu Rum Quốc tế sẽ quay trở lại Praha năm thứ 13, diễn ra vào thứ Bảy, ngày 24 tháng 5 năm 2025, từ 12:00 đến 21:00 tại Vnitroblock, Holešovice.
7 giờ trước
Những lễ hội bia không nên bỏ lỡ trong mùa hè này tại Séc
Beer-Festivals-czechia-2024.jpg
Lễ hội bia là cơ hội tuyệt vời để bạn thưởng thức các loại bia Séc chính hiệu. Đây là một truyền thống lâu đời – hầu như mỗi nhà máy bia có quy mô tương đối lớn đều tổ chức lễ hội riêng ít nhất một lần mỗi năm.
7 giờ trước
Bệnh nhân Séc phải chờ đợi rất lâu để nhận được thuốc điều trị hiện đại
leky.jpeg
Trong bốn năm qua, Liên minh Châu Âu đã phê duyệt 173 loại thuốc hiện đại cho việc điều trị ung thư, cũng như các bệnh lý thần kinh và miễn dịch. Tuy nhiên, tại Cộng hòa Séc, chỉ có 106 loại thuốc được đưa vào sử dụng và trên thực tế khả năng tiếp cận vẫn còn nhiều hạn chế.
7 giờ trước
Người Séc chọn đến các khu nghỉ dưỡng mới mẻ trong mùa hè này
564f4b95-16cf-4646-9cca-8a7959be36c0.jpg
Mùa nghỉ hè đang đến gần và theo các công ty du lịch, nhiều người Séc đang muốn thay đổi, họ bỏ qua những khu nghỉ dưỡng quen thuộc để khám phá các điểm đến ít phổ biến hơn.
7 giờ trước
Khoảng 1.500 địa điểm tại Séc không có tín hiệu mạng di động, người dân chật vật để gọi được một cuộc điện thoại
e6997574-9eaa-4c57-a51b-0f3d9abe95da.jpg
Tại Séc, có tới 1.500 địa điểm gặp vấn đề với tín hiệu di động, có nơi rất yếu hoặc hoàn toàn không có tín hiệu gây nhiều ảnh hưởng cho người dân. Ở một số nơi, người dân thậm chí phải leo lên đồi mới có thể thực hiện cuộc gọi điện thoại. Đã có trường hợp họ không thể gọi cấp cứu do không có sóng.
7 giờ trước
Giá các ngôi nhà nghỉ dưỡng (Chata) tại Séc tiếp tục tăng
chalupa.jpeg
Ba năm trước, các ngôi nhà nghỉ dưỡng rất được ưa chuộng tại Séc. Hiện tại, mối quan tâm của người dân đã giảm, nhưng giá vẫn tiếp tục tăng.
7 giờ trước
Lãnh đạo NATO nói về khả năng kết nạp Ukraine khi đàm phán với Nga
Ảnh màn hình 2025-05-11 lúc 07.43.07.png
Tổng thư ký NATO Mark Rutte cho biết, Ukraine chưa bao giờ được hứa hẹn về việc gia nhập khối quân sự do Mỹ đứng đầu này như một phần của bất kỳ thỏa thuận hòa bình tiềm năng nào với Nga.
7 giờ trước
Việt Nam và Nga trao nhiều văn kiện hợp tác trên nhiều lĩnh vực
tong-bi-thu-van-kien-17469199915871351087875.png
Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Nga Vladimir Putin cùng chứng kiến việc trao văn kiện hợp tác giữa hai nước, trong đó có các lĩnh vực liên quan dầu khí, năng lượng hạt nhân, y sinh...
8 giờ trước
® 2020-2025 TAMDA MEDIA z.s. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.
Ghi rõ nguồn TAMDAMEDIA.eu khi phát hành lại thông tin từ website này
pencil